Trưng cầu dân ý Trưng_cầu_dân_ý_Newfoundland_năm_1948

Newfoundland khuyến nghị rằng Chính phủ Anh Quốc tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý về tương lai của Newfoundland. Luân Đôn chấp thuận rằng một cuộc trưng cầu dân ý là một ý tưởng tốt, và để cho Quốc hội Newfoundland quyết định về nội dung ghi trên phiếu. Ban đầu, Quốc hội quyết định rằng chỉ có hai lựa chọn ghi trên phiếu: phục hồi chính phủ trách nhiệm và tiếp tục Ủy ban chính phủ.[7][8]

Ngày 23 tháng 1 năm 1948, Joey Smallwood đề nghị thêm một lựa chọn là liên minh với Canada. Tranh luận kết thúc vào 5:30 sáng ngày 28 tháng 1, kết quả là đề nghị bị bác bỏ với 29-16 phiếu.[7] Chính phủ Anh Quốc can thiệp vào tháng 3 và bác bỏ Quốc hội Newfoundland, quyết định rằng liên minh với Canada sẽ là một lựa chọn trên phiếu.[8] Họ thực hiện điều này sau khi có kết luận rằng"sẽ là không đúng khi nhân dân Newfoundland bị tước cơ hội xem xét vấn đề trong trưng cầu dân ý".[8]

Ba phe lớn tích cực vận động trong thời gian chuẩn bị cho trưng cầu dân ý. Một phe do Joey Smallwood dẫn đầu và mang tên là Hiệp hội Liên hiệp (CA), chủ trương liên minh với Canadian. Chiến dịch của họ được tiến hành thông qua một báo gọi là The Confederate. Liên minh Chính phủ trách nhiệm (RGL) do Peter Cashin lãnh đạo, chủ trương một Newfoundland độc lập với sự trở lại của chính phủ trách nhiệm. Họ cũng có tờ báo của mình là The Independent. Đảng Liên minh Kinh tế (EUP) do Chesley Crosbie lãnh đạo thì nhỏ hơn, họ chủ trương quan hệ kinh tế thân cận hơn với Hoa Kỳ.[9]

Cuộc trưng cầu dân ý đầu tiên được tiến hành vào ngày 3 tháng 6 năm 1948. Kết quả như sau:[8]

Lựa chọnPhiếu% số phiếu
Chính phủ trách nhiệm69.40044,5%
Liên minh với Canada64.06641,1%
Ủy ban chính phủ22.33114,3%
Tổng số phiếu155.79788% (tổng số cử tri)

Do không có lựa chọn nào đạt trên 50% ủng hộ, một cuộc trưng cầu dân ý thứ nhì được tổ chức vào ngày 22 tháng 7 năm 1948, lần này chỉ còn hai lựa chọn phổ biến nhất. Cả hai phe đều công nhận có nhiều người bỏ phiếu chống chính phủ chịu trách nhiệm hơn là ủng hộ nó, điều này khuyến khích CA và khiến các đối thủ của họ thoái chí, dù RGL và EUP nay trở thành đồng minh. Những người ủng hộ liên minh công khai rộng rãi sự phản đối liên minh mạnh mẽ của Giám mục Công giáo La Mã E. P. Roche, và thuyết phục Hiệp hội Trung thành Cam khuyên những người Tin Lành chống ảnh hưởng của Công giáo. CA cũng lên án những người phản đối liên minh là chống Anh và ủng hộ cộng hòa, và kêu gọi liên minh với"Liên minh Anh"Canada. Những người phản đối liên minh đáp lại rằng"Liên minh có nghĩa là Liên minh Anh cùng với Canada Pháp".[9]

Kết quả trong cuộc trưng cầu dân ý thứ nhì là:[8]

Lựa chọnPhiếu% số phiếu
Chính phủ chịu trách nhiệm71.33447,7%
Liên minh với Canada78.32352,3%
Tổng số phiếu149.65785% (tổng số cử tri)

Bán đảo Avalon là nơi có thủ đô St. John's và ủng hộ chính phủ chịu trách nhiệm trong cả hai cuộc trưng cầu dân ý, trong khi phần còn lại của Newfoundland thì ủng hộ liên minh. Phần lớn các huyện có cử tri chủ yếu là tín đồ Công giáo đã ủng hộ chính phủ chịu trách nhiệm.[9]

Liên quan

Trưng cầu dân ý độc lập Québec, 1995 Trưng cầu dân ý về tư cách thành viên EU của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, 2016 Trưng cầu ý dân về chính thể Ý năm 1946 Trưng cầu dân ý về quốc kỳ New Zealand, 2015–2016 Trưng cầu dân ý độc lập Scotland, 2014 Trưng Trắc Trưng cầu dân ý sửa đổi Hiến pháp Nga 2020 Trưng cầu dân ý Krym 2014 Trưng cầu dân ý miền Nam Việt Nam, 1955 Trưng cầu dân ý Quốc gia Việt Nam 1955

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Trưng_cầu_dân_ý_Newfoundland_năm_1948 http://www.collectionscanada.ca/confederation/0230... http://www.heritage.nf.ca/law/britain.html http://www.heritage.nf.ca/law/national.html http://www.heritage.nf.ca/law/ottawa.html http://www.heritage.nf.ca/law/referendums.html http://www.gov.nl.ca/publicat/royalcomm/section2.p... http://www.amazon.com/gp/reader/B005233WJG/ http://www2.marianopolis.edu/nfldhistory/FirstConf... http://www2.marianopolis.edu/nfldhistory/Newfoundl... http://www2.marianopolis.edu/nfldhistory/TheDevelo...